Unikey RC là gì, vì sao các phiên bản bộ gõ tiếng Việt đều kèm thêm mã RC và con số phía sau, sự khác biệt giữa chúng là như thế nào.
Với những người am hiểu về công nghệ thì đều biết, ký tự RC là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Release Candidate. Kiến thức này liên quan tới vòng đời phát triển phần mềm theo tiêu chuẩn chung thế giới. Theo đó, phần mềm phải bước qua các bước từ sơ khai cho đến hoàn chỉnh và cuối cùng là công bố sản phẩm. Việc phân chia như vậy giúp thuận tiện cho quá trình quản lý, sửa lỗi và bảo trì. Unikey RC liệu có cùng vòng phát triển như vậy?
Các vòng đời phát triển phần mềm – phân biệt phiên bản Alpha, Beta, RC, ATM, OEM và Retail
Mỗi phần mềm từ lúc mới lên ý tưởng cho tới khi ra thành phẩm đều trải qua các giai đoạn phát triển chung. Ứng với mỗi giai đoạn thì phiên bản phần mềm sẽ được gắn ký hiệu riêng gồm: Alpha, Beta, RC, RTM, OEM và Retail. Ngoài ra, tùy vào mục đích của phần mềm mà nó có trải qua tất cả các phiên bản này hay không, vì như Unikey RC đã là phiên bản cuối cùng chứ không có RTM, OEM hay Retail nữa, bởi đơn giản sản phẩm được Phạm Kim Long phát triển miễn phí.
Một số nơi lại chia quá trình phát triển phần mềm theo chuẩn sau: Pre Alpha > AlPha > Beta > Release Candidate > RTM (Release to Manufacturing) > GA (General Availability) > Production or live release.
1.Tiền alpha: là giai đoạn sơ khai nhất gồm hoạt động phân tích nhu cầu, thiết kế và phát triển phần mềm, kiểm thử đơn vị.
2.Alpha: là giai đoạn đầu tiên kiểm thử phần mềm trong vòng đời phát hành. Phần mềm Alpha đều chưa hoàn chỉnh, gặp nhiều lỗi nên thường không được công bố rộng rãi, chỉ có một bộ phận nhỏ kiểm thử để tìm kiếm lỗi. Tuy nhiên, với phần mềm mã nguồn mở thì bản alpha lại được phân phối công khai kèm theo mã nguồn.
3.Beta: là giai đoạn tung ra phiên bản phần mềm dùng thử, để người dùng sử dụng xem có lỗi gì và phản hồi, đóng góp nào không. Phiên bản này ổn định hơn Alpha, nhưng chưa phải bản hoàn thiện.
4.RC là Release Candidate, để chỉ giai đoạn hậu beta, tức đã trải qua quá trình phát hiện và sửa lỗi nên ổn định hơn, có thể chuyển sang giai đoạn phát hành. Về mặt kỹ thuật, phần mềm RC coi như có thiết kế, tính năng đầy đủ và gần nhất với bản Final bán ra thị trường.
Tuy nhiên, với những phần mềm miễn phí thì phiên bản RC lại là bản cuối cùng và hoàn thiện nhất để đưa tới cho người dùng. Chúng sẽ được đánh dấu RC 1, 2, 3, 4 hay 5, 6 để chỉ lần cập nhật. Như phần mềm của Phạm Kim Long chỉ dừng lại ở bản Unikey RC là đã hoàn thiện rồi.
5.RTM (Release To Manufacture) là phiên bản hoàn thiện sẽ được đưa vào sản xuất, đóng gói và bán ra thị trường.
Bản RTM sau khi được qua các bước đóng gói, phân phối, tiếp thị,… và sẵn sàng để bán, sẽ có 2 trạng thái: Retail và OEM
6.OEM (Original Equipment Manufacturer – nhà sản xuất thiết bị gốc): Đây là những sản phẩm rẻ hơn, được đóng gói và đi kèm với những sản phẩm phần cứng. Tức nhà phát triển phần mềm sẽ bán lại cho OEM (nhà sản xuất thiết bị gốc) để tích hợp lên thiết bị mà họ bán ra.
7.Retail: Đây là sản phẩm bán lẻ, ít bị hạn chế hơn OEM, và bạn có thể sử dụng để kích hoạt trên các máy tính khác nhau, miễn là trong một thời điểm, giấy phép của bạn chỉ sử dụng trên một máy tính duy nhất.
Chúng ta đều thấy các bản phần mềm gõ tiếng Việt của Phạm Kim Long đều có ghi mã RC phía sau. Chữ RC này viết tắt của Release Candidate, mà theo quy trình phát triển phần mềm mã nguồn mở miễn phí thì giai đoạn RC đã là cuối cùng và phát hành tới người dùng. Quy tắc đặt tên Unikey RC được tác giả tuân theo nguyên tắc sau:

– Các bản lớn gắn với chữ số đầu tiên: như 4.0, 4.2 hay 4.3. Thời gian có thể tính theo năm mới đổi, phụ thuộc vào sự thay đổi lớn của hệ điều hành Windows, hay trình duyệt web, hoặc bảng vá bảo mật và cập nhật lớn.
– Bản cập nhật nhỏ vá lỗi cho từng phiên bản được ký hiệu bằng chữ “RC + con số”. Thường anh Long điền từ RC1 > RC4 là hết.
– Phiên bản Build: Mỗi bản RC còn có thể được chia nhỏ bằng các bản Build, kiểu thử nghiệm với thay đổi rất rất ít. Cấu trúc là “RC + số + Build + số”.
Tất cả phiên bản bộ gõ tiếng Việt do Phạm Kim Long phát hành đều có ký hiệu RC. Hy vọng mọi người đã nắm được khái niệm Unikey RC là gì, cũng như hiểu cách đặt tên của bộ gõ tiếng Việt này. Thường thì phiên bản càng cao thì càng ổn định và ít lỗi. Mỗi phiên bản, người dùng nên chọn bản RC cao nhất để dùng sẽ tốt hơn. Tất cả bản Unikey RC mới nhất đều được cập nhật miễn phí trên trang VnUnikey.Com.
Các phiên bản Unikey chính thức của Phạm Kim Long:
Unikey 4.0 gồm 2 phiên bản chính thức:
– Unikey 4.0 RC1 ra mắt 19/4/2006
– Unikey 4.0 RC2 là phiên bản ra mắt tháng 9/2009
Unikey 4.2 gồm 3 phiên bản RC nhỏ:
– Unikey 4.2 RC1 ra mắt 18/1 năm 2014
– Unikey 4.2 RC3 ra mắt ngày 17/8/2014
– Unikey 4.2 RC4 ra mắt ngày 18/8/2014
Unikey 4.3 gồm ba phiên bản RC nhỏ:
– Unikey 4.3 RC1 ra mắt ngày 23/6/2018
– Unikey 4.3 RC3 ra mắt ngày 2/7/2018
– UniKey 4.3 RC4 ra mắt ngày 14/7/2018
Các phiên bản Unikey không chính thống:
– Unikey 2.0 ra mắt năm 2006/2007
– Unikey 3.6 ra mắt năm 2004/2005
– Unikey 4.0.8 ra mắt năm 2008
– Unikey Vista 5.0 ra mắt năm 2012
Các phiên bản Unikey theo hệ điều hành:
Các khái niệm cơ bản về Unikey: